Mục Lục
Chống nóng cho công trình là một việc làm rất cần thiết trong mùa nắng nóng. Chống nóng cho mái tôn là việc làm cấp thiết khi mái tôn là vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt độ rất tốt. Nắng nóng gây bí bách, khó chịu, làm hư hỏng đồ đạc ở trong không gian bên dưới và ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất làm việc của người lao động. Thấu hiểu được điều đó, hiện nay đã có rất nhiều biện pháp thi công sơn chống nóng ra đời để giúp cho bầu không khí bên trong nhà xưởng luôn mát mẻ, trong đó phổ biến có sơn chống nóng. Vậy sơn chống nóng là gì? Hãy cùng Thiên Thanh tìm hiểu thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây.
Sơn chống nóng là gì?
Sơn chống nóng thường được sử dụng trên những bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không bị phản xạ lại vào không gian gây nên sự nóng bức. Từ đó, mọi không gian sử dụng sơn đều được mát mẻ mà không cần phải sử dụng quá nhiều tới các thiết bị làm mát như quạt điện, máy lạnh,….
Ở Việt Nam, việc sử dụng sơn chống nóng cho mái tôn là cực kỳ cần thiết. Vì khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, số giờ nắng nóng dài, nhiệt độ lên cao vào mùa hè. Sử dụng sơn, vừa an toàn đối với môi trường, vừa giảm được điện năng tiêu thụ, chi phí cho các thiết bị làm mát cũng ít. Đây được xem là giải pháp toàn diện cho chống nóng công trình.
Sơn chống nóng gồm những loại nào?
- Phân loại theo nhà sản xuất
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sơn chống nóng cho mái tôn đến từ các thương hiệu khác nhau. Mỗi sản phẩm có đặc tính nổi bật riêng. Trong đó, nổi bật nhất là sơn chống nóng đến từ thương hiệu InsuMax, Kova, Intek,….
- Phân loại theo ứng dụng
Theo ứng dụng vào thực tế, sơn chống nóng được phân thành:
– Sơn chống nóng chuyên dụng cho phần mái lợp.
– Sơn chống nóng chuyên dụng cho sàn bê tông hay sàn mái.
– Sơn chống nóng chuyên dụng cho tường đứng.
– Sơn chống nóng trộn vào xi măng, cát để làm vữa trát.
Đặc tính nổi bật của sơn chống nóng
Sơn chống nóng là loại sơn được sử dụng trên các bề mặt để làm mát cho không gian bên trong. Sơn chống nóng tuy chưa được sử dụng phổ biến trong mọi công trình. Tuy nhiên, đối với các công trình lớn như nhà xưởng, kho bãi,…sử dụng mái tôn che chắn là chủ yếu thì sơn chống nóng rất được ưa chuộng. Chúng được ưa chuộng bởi vì có những đặc tính nổi bật như sau:
– Khả năng kháng nước: Màng sơn không bị bong tróc, phồng rộp, hư hỏng sau 96 giờ ngâm trong nước.
– Khả năng kháng kiềm: Màng sơn không bị rạn nứt, phồng rộp sau 48 giờ ngâm trong dụng dịch kiềm Ca(OH)2 bão hòa.
– Khả năng chịu nhiệt: Ở 110 độ C, màng sơn không bị bong tróc, nứt vỡ hay nứt vỡ khi uốn. Khi ở nhiệt độ thấp, 5 độ C, vẫn tạo màng sơn bình thường.
Ngoài ra, đối với một số công trình đòi hỏi chất lượng sơn cao hơn, người ta sẽ quan tâm tới hệ số dẫn nhiệt của sơn, độ bám dính trên mọi bề mặt, tỉ lệ chất rắn,…
Tại sao bạn nên lựa chọn sơn chống nóng cho mái tôn, nhà xưởng
Mái tôn là vật liệu phổ biến để che chắn cho mọi mái tôn, nhà xưởng. Vật liệu là kim loại thì khả năng dẫn nhiệt và phản xạ nhiệt rất tốt. Trên thị trường hiện nay, khi search cụm từ “sơn chống nóng cho mái tôn” trên thanh tìm kiếm của Google, bạn sẽ tìm ra được gần hai chục phương pháp giúp giảm bớt sự nóng bức cho mái tôn. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng đem lại hiệu quả tốt, lâu dài, giá thi công hợp lý và không làm gián đoạn sản xuất, thi công. Vậy nên, sơn cách nhiệt mái tôn được ưa chuộng vì chúng có các ưu điểm như:
– Chi phí thi công rẻ, chi phí bảo trì cũng ít tốn kém hơn so với các phương pháp khác.
– Thi công tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng. Thậm chí, bạn cũng có thể tự sơn theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
– Thi công không gián đoạn quá trình sản xuất bên trong. Đây là một trong những đặc tính nổi bật nhất so với các phương pháp khác. Bởi lẽ, việc dừng hoạt động sản xuất trong vài ngày của nhà xưởng sẽ gây ra một số vấn đề.
– Hiệu quả giảm nhiệt cao. Nhiệt độ mái tôn có thể giảm từ 25 – 30 độ C, tương đương từ 5 – 7 độ C nhiệt độ phòng.
– Giảm tiếng ồn khi trời mưa. Thông thường, khi trời mưa, mái tôn rất ồn. Tuy nhiên khi sử dụng 2 lớp sơn chống nóng, mái tôn công trình sẽ không bị ồn ào khi trời mưa đến.
– Bảo vệ mái tôn lên đến 20 năm.
– Bảo vệ mái tôn không bị thấm dột, rỉ sét gây hư hỏng.
Dựa vào những phản hồi từ các công trình thực tế mà Neo Chemicals đã thi công sơn chống nóng. Chúng tôi nhận thấy được sự hiệu quả, sự hài lòng của khách hàng khi thi công chống nóng cho mái tôn nhà xưởng. Vậy nên, nếu bạn đang phân vân về các biện pháp thi công chống nóng cho mái tôn, hãy cân nhắc đến sơn cách nhiệt, chống nóng.
Quy trình thi công sơn chống nóng
Mỗi loại sơn chống nóng đều có quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật khi thi công khác nhau. Chính vì vậy, bạn phải tuyệt đối tuân thủ theo tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa ra để đảm bảo hiệu quả chống nóng.
Các vật dụng cần chuẩn bị khi thi công:
- Rulo
- Con lăn
- Súng phun
Dù là thi công loại sơn nào, người thợ cần phải đảm bảo các bước như sau:
Bước chuẩn bị:
– Kiểm tra, khảo sát bề mặt cần thi công: Kiểm tra hiện trạng mái tôn trước thi công có bị thấm dột, rỉ sét hay không?
– Đo nhiệt độ bề mặt mái tôn trước khi thi công. Lưu ý lựa chọn thời điểm từ 11h – 14h hàng ngày.
– Lên kế hoạch biện pháp thi công.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xử lý và làm sạch bề mặt cần thi công
– Xử lý thấm, dột hoặc rỉ sét nếu có.
– Sử dụng nước và chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bề mặt mái tôn.
Bước 2: Thi công sơn lót nếu mái tôn bị thấm dột, rỉ sét
Nếu mái tôn bị rỉ sét, kỹ thuật sẽ sử dụng máy phun, phun một lớp sơn lót chống rỉ gốc nước chuyên dụng.
Bước 3: Sơn phủ lớp 1
– Sau khi sơn lót kho, kỹ thuật sẽ sử dụng máy phun sơn thực hiện sơn phủ lớp 1.
– Phun theo công thức tiêu chuẩn của nhà sản xuất và thực hiện lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo.
Bước 4: Sơn phủ lớp 2
– Trước tiên, đội kỹ thuật cần phải kiểm tra độ dày, độ khô và xử lý bóng nước của lớp 1.
– Sơn phủ lớp 2 với độ dày đạt tiêu chuẩn, độ phủ phải đều màu.
Một số lưu ý khi chọn mua sơn chống nóng
Điều quan trọng nhất để đánh giá một sản phẩm sơn chống nóng có tốt hay không đó là hiệu quả cách nhiệt. Vậy nên, ngoài yếu tố giá cả thì bạn hãy quan tâm tới hệ số cách nhiệt của sản phẩm để đánh giá khả năng chống nóng của chúng. Hệ số cách nhiệt của sản phẩm nào càng thấp thì khả năng càng tốt. Sơn chống nóng sử dụng thi công một lần để sử dụng lâu dài, vậy nên đừng ham rẻ để chọn nhầm sản phẩm có chất lượng kém bạn nhé.
Sản phẩm sơn cách nhiệt chống thấm InsuMax do Neo Chemicals sản xuất có hệ số cách nhiệt k=0.0808 (W/m.K) là sản phẩm có hệ số cách nhiệt nhỏ nhất, mang đến hiệu quả chống nóng tốt nhất trên thị trường hiện nay.
Mách nhỏ: Một mách nhỏ cho bạn khi mua sơn chống nóng, đó là so sánh hai sản phẩm cùng thể tích. Sản phẩm nào nhẹ hơn thì bên đó có khả năng chống nóng tốt hơn.
Trên đây là những thông tin mà Neo Chemicals tổng hợp được để cho bạn hiểu rõ hơn về sơn chống nóng. Hi vọng khi tham khảo bài viết, bạn sẽ tìm được cho mình loại sơn phù hợp với tiêu chí và nhu cầu sử dụng và mang lại hiệu quả chống nóng tốt nhất. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và thi công sơn chống nóng InsuMax, bạn có thể liên hệ với Thiên Thanh theo Hotline: 086 22 44 107 để được tư vấn