Sơn chống nóng mái tôn, nhà xưởng

Thi công sơn chống nóng mái tôn

Sơn chống nóng mái tôn hay còn gọi là sơn cách nhiệt mái tôn, là sản phẩm chuyên dụng để giảm bớt lượng nhiệt hấp thụ trên bề mặt mái tôn. Sơn chống nóng xuất hiện và được sử dụng phổ biến trong những năm gần đây bởi những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại. Vậy sơn chống nóng mái tôn là gì? Sơn chống nóng cho mái tôn có hiệu quả không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây.

Sơn chống nóng mái tôn, nhà xưởng

Sơn chống nóng mái tôn là gì?

Sơn chống nóng mái tôn được hiểu là loại sơn có tác dụng chống nóng cho mái tôn. Loại sơn này như là một lớp màng chắn, giúp cách nhiệt, phản xạ lại ánh sáng mặt trời hiệu quả. 

Thành phần của sơn chống nóng gồm: Lớp sơn mỏng, lớp màu, lớp keo dính và lớp màng có khả năng cách nhiệt. Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như ở Việt Nam, mùa hè nhiệt độ lên rất cao khiến cho không gian dưới mái tôn, nhà xưởng rất bí bách, khó chịu. Sơn chống nóng đến từ các thương hiệu uy tín có thể giảm lên tới 25°C bề mặt mái tôn, nhiệt độ trong phòng có thể giảm tới 5 – 7°C.

Ưu điểm của sơn chống nóng nhà xưởng

Sơn chống nóng cho mái tôn là biện pháp được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Dựa trên nhiều nghiên cứu và thí nghiệm của các chuyên gia, sơn chống nóng mái tôn nhà xưởng sở hữu các ưu điểm sau:

– Chống nóng hiệu quả, nhiệt độ trong phòng có thể giảm tới 5 – 7°C.

– Chống thấm tối đa, giúp bảo vệ mái tôn khỏi rỉ sét, rêu mốc dưới mọi thời tiết.

– Nhờ bám dính tốt nên sơn có khả năng trám trét và chống dột.

– Giảm ồn cho mái tôn khi trời mưa.

– Dễ thi công dưới mọi phương pháp: cọ, con lăn hay súng phun.

– Thi công không ảnh hưởng hoạt động bên trong.

– Bảo vệ mái tôn lên tới 15 – 20 năm.

– Tiết kiệm được chi phí điện làm mát.

– Chi phí thi công phù hợp.

Sơn chống nóng mái tôn, nhà xưởng

Thi công sơn chống nóng cho mái tôn có hiệu quả không?

Mái tôn là vật liệu có khả năng hấp thụ nhiệt rất tốt. Tuy nhiên, chúng vẫn được sử dụng rộng rãi bởi tính ứng dụng cao và giá thành rẻ. Hầu hết các kho hàng, xưởng sản xuất, các khu công nghiệp, khu chế xuất,…đều sử dụng mái tôn là chủ yếu. Không gian bên trong mái tôn mùa hè thì rất nóng, mùa đông thì lại cực kỳ lạnh. Nếu không có các biện pháp để cách nhiệt, chống nóng thì công nhân viên không thể làm việc được ở trong môi trường đó. 

Việc thi công sơn chống nóng mái tôn rất cần thiết với công nhân và hàng hóa bên trong nhà xưởng. Nếu bạn sử dụng các sản phẩm sơn có chất lượng tốt, đến từ các thương hiệu uy tín trên thị trường thì nhiệt độ trong phòng được giảm rất đáng kể. 

InsuMax mách cho bạn một bí quyết để lựa chọn sản phẩm sơn cho mái tôn đạt hiệu quả cao nhất:

– Hệ số dẫn nhiệt: Hệ số dẫn nhiệt càng nhỏ thì sơn có hiệu quả chống nóng càng cao.

– Khối lượng: Sơn chống nóng tốt có một đặc điểm là khối lượng của chúng rất nhẹ. Vì vậy, khi tới cửa hàng sơn mua sơn chống nóng, bạn thử so sánh khối lượng của các loại sơn có cùng dung tích. Sản phẩm bên nào có khối lượng nhẹ hơn thì bên đó có chất lượng tốt hơn.

Quy trình thi công sơn chống nóng cho mái tôn

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc chống nóng cho mái tôn bằng sơn cách nhiệt. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật phải tuân thủ theo quy trình thi công như sau:

Bước chuẩn bị:

– Kiểm tra, khảo sát bề mặt cần thi công: Kiểm tra hiện trạng mái tôn trước thi công có bị thấm dột, rỉ sét hay không?

– Đo nhiệt độ bề mặt mái tôn trước khi thi công. Lưu ý lựa chọn thời điểm từ 11h – 14h hàng ngày.

– Lên kế hoạch biện pháp thi công.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Xử lý và làm sạch bề mặt cần thi công

– Xử lý thấm, dột hoặc rỉ sét nếu có.

– Sử dụng nước và chất tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bề mặt mái tôn.

Bước 2: Thi công sơn lót nếu mái tôn bị thấm dột, rỉ sét

Nếu mái tôn bị rỉ sét, kỹ thuật sẽ sử dụng máy phun, phun một lớp sơn lót chống rỉ gốc nước chuyên dụng.

Bước 3: Sơn phủ lớp 1

– Sau khi sơn lót kho, kỹ thuật sẽ sử dụng máy phun sơn thực hiện sơn phủ lớp 1.

– Phun theo công thức tiêu chuẩn của nhà sản xuất và thực hiện lúc thời tiết mát mẻ, khô ráo.

Bước 4: Sơn phủ lớp 2

– Trước tiên, đội kỹ thuật cần phải kiểm tra độ dày, độ khô và xử lý bóng nước của lớp 1.

– Sơn phủ lớp 2 với độ dày đạt tiêu chuẩn, độ phủ phải đều màu.

Bước 5: Nghiệm thu và bàn giao

– Chỉnh sửa lại các vị trí chưa đạt yêu cầu nếu có.

– Đo lại nhiệt độ bề mặt lúc 11h-14h.

Bước 6: Bảo hành, bảo trì

Sau khi bàn giao hoàn tất, tiến hành tới giai đoạn bảo hành, bảo trì.

Sơn chống nóng mái tôn, nhà xưởng